In bài này

BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TƯ PHÁP

BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ PHÁP LÝ VỚI CÁC LAO ĐỘNG NỮ NGƯỜI NƯỚC NGÒAI VÀ GIA ĐÌNH HỌ

Từ 1.1.2018 thay đổi, trang này sẽ được cập nhật.

  1. Chị là người nước ngòai, có hợp đồng lao động và sắp có con? Chị có biết, Nghỉ đẻ là gì không?
  • Như người nữ làm công ăn lương, chị có quyền được nghỉ (đẻ) và chăm sóc con mới sinh ra với thời gian 28 tuần (nếu có hai con hoặc nhiều hơn thì có quyền đòi hỏi được nghỉ 37 tuần).
  • Thời gian (được) nghỉ đẻ ngắn nhất (tối thiểu) là 14 tuần.
  • Giai đoạn nghỉ đẻ có thể được bắt đầu từ 6 đến 8 tuần trước ngày được dự báo sinh con  và không được chấm dứt trước 6 tuần tính từ ngày sinh con ra.

►  Phải làm gì?

Bạn hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa -  bác sĩ (phụ khoa) của bạn sẽ tính lịchcho ngày sinh đẻ và thời gian bạn bắt đầu giai đoạn nghỉ đẻ. Bạn nhận được một tờ khai điền sẵn và bạn đem nó nộp cho người chủ lao động của mình.

2. Bạn có biết, rằng trong giai đoạn nghỉ đẻ bạn có thể được nhận tiền trợ cấp cho việc sinh đẻ hoặc trợ cấp ốm đau (PPM) không?

  • Quyền được đòi hỏi trợ cấp ốm đau (PPM và trợ cấp ốm) áp dụng cho cả phụ nữ người nước ngòai đang lao động tại cộng hòa Séc trong trường hợp họ đáp ứng đủ các điều kiện cho việc được nhận trợ cấp (PPM) loại này.
  • Quyền được nhận trợ cấp PPM khi đáp ứng đủ các điều kiện qui định thì bạn cũng có – hoặc với tư cách người phụ nữ (nhân viên làm công ăn lương, người có đóng bảo hiểm), và dưới những điều kiện nhất định thì cả người đàn ông nhân viên làm công ăn lương, người có đóng bảo hiểm).
  • Bạn có thể được nhận tiền trợ cấp đẻ - PPM trong suốt thời kỳ nghỉ đẻ (28 hoặc 37 tuần).

Các điều kiện để được nhận trợ cấp?

  1. Trong hai năm cuối cùng trước khi bạn nghỉ đẻ bạn được (đóng) bảo hiểm ốm đau, với tư cách là người làm công ăn lương, ít nhất 270 ngày,  hoặc bạn tự trả tiền bảo hiểm đau ốm này với tư cách là người kinh doanh cá thể. (Ghi chú: người ta không xem xét đến việc là người chủ lao động trả tiền bảo hiểm (loại hình này) cho nhân viên lao động của mình đúng hay sai khi xem xét đến quyền được nhận trợ cấp.)
  2. Quyền được nhận trợ cấp nghỉ đẻ (PPM) vẫn có mặc dù việc (đóng) bảo hiểm loại này đã kết thúc (công việc bị chấm dứt – bị cắt trong thời gian mang thai), trong trường hợp bạn bắt đầu (đi) nghỉ đẻ trong thời gian được gọi là giai đoạn được bảo vệ. Thời gian này là 180 ngày theo lịch. Trường hợp bạn làm việc như người làm công với thời gian ngắn hơn, thì thời gian (được bảo vệ) này kéo dài đúng bằng số ngày bạn lao động trên lãnh thổ nước cộng hòa Séc.

Bao nhiêu?

Khỏan tiền trợ cấp, cái mà bạn sẽ được nhận, sẽ được tính theo thu nhập trước đó của bạn (ví dụ: nếu có thu nhập trước đây là 19 000 Kč thì tiền trợ cấp PPM trong năm 2018 sẽ vào khoảng 13 140 Kč một tháng).

 Cần phải làm gì?

Bạn xin tiền trợ cấp PPM ở người chủ lao động của bạn (ngay cả khi bạn đã thôi làm việc tại đó!) và bạn mang đến nộp cho người chủ đó bản khai mẫu do bác sĩ phụ khoa đưa cho bạn.

Nếu tôi không đáp ứng các điều kiện để được nhận trợ cấp PPM thì sao?

Nếu bạn không đáp ứng các điều kiện để được nhận tiền trợ cấp PPM, có thể bạn có quyền đòi hỏi tiền trợ cấp ốm đau. Về việc xuất hiện hiện trạng mất khả năng lao động (mất sức lao động) sẽ do bác sĩ quyết định và điều này được tính từ tuần thứ sáu trước ngày sinh đẻ theo tính tóan. (Giấy chứng nhận mất sức lao động sẽ được bác sĩ chấm dứt hiệu lực 6 tuần tính từ ngày đẻ con)

Ghi chú: Nếu bạn không có khả năng làm việc từ lý do có nguy cơ đe dọa thai nhi (thì) bạn chuyển sang nghỉ đẻ theo quyết định của bác sĩ từ 8-6 tuần trước ngày sinh con. Nếu bạn không có quyền đòi hỏi xin trợ cấp PPM, bạn sẽ tiếp tục ở tình trạng mất sức lao động và tình trạng này sẽ được kết thúc 6 tuần sau khi sinh con.

3. Chị có biết rằng có cả Nghỉ phép nuôi con? 

  • Nghỉ phép (vì) sinh đẻ là sự vắng mặt có lý do tại nơi (chỗ) làm việc. Người chủ lao động sẽ cấp cho bạn – người mẹ mới sinh con, sau thời gian nghỉ đẻ sau khi kết thúc giai đoạn nghỉ đẻ và cho người bố từ ngày trẻ được sinh ra, với mức (độ dài ngày) theo như bạn yêu cầu. Theo Luật lao động, người chủ lao động có nghĩa vụ phải cho phép người (bố, mẹ) nghỉ phép do sinh đẻ theo yêu cầu của người lao động.
  • Nghỉ phép sau sinh đẻ (cho ngườ mẹ/bố) được cấp cho đến lúc trẻ được 3 tuổi. Khi trẻ đã trên 3 tuổi, bạn phải yêu cầu (xin) chủ lao động cho phép nghỉ với lý do để chăm sóc trẻ, thế nhưng việc nghỉ này không phải là quyền theo pháp lý phải được nhận.

 Làm gì?

Bạn đề nghi bằng văn bản với chủ lao động để xin nghỉ phép sau sinh đẻ trước khi giai đoạn nghỉ đẻ kết thúc và trong đơn đề nghị bạn cũng ghi rõ thời gian dự định xin phép nghỉ.

4. Bạn có biết, rằng bạn có thể được nhận tiền trợ cấp bố mẹ (RP)?

  • Tiền trợ cấp bố/mẹ là  một loại hình của trợ cấp xã hội (SSP).
  • Tiền trợ cấp bố/mẹ được trả cho người mẹ/người bố chăm sóc trẻ chính thức và cả ngày cho đến khi trẻ được 4 tuổi (tính theo tuổi của đứa bé ít tuổi nhất). Bố mẹ của trẻ có thể thay thế nhau trong việc chăm soc và nhận loại tiền trợ cấp RP này. /Chú ý! Nếu người bố muốn nhận tiền trợ cấp này thì anh ta phải được ghi (là bố) trong giấy khai sinh của trẻ./
  • Tiền trợ cấp bố/mẹ, với sự đáp ứng một số điều kiện nhất định, bạn có thể lập kế hoạch để nhận nó và lựa chọn độ dài (tháng) cũng như mức độ (bao nhiêu tiền) một tháng.
  • Cho đến khi số tiền đã được thanh toán đầy đủ (350 000 Kč, cặp song sinh và nhiều con hơn 525 000 Kč).
  • Là người phụ nữ ngoại quốc, bạn có quyền xin trợ cấp xã hội loại này nếu bạn có cư trú tại Séc đã hơn 1 năm và bạn cũng như con bạn có cư trú hợp pháp tại cộng hòa Séc.

Có phụ thuộc gì vào điều là bạn là người làm công ăn lương và bạn đã có thu nhập bao nhiêu không? Xác định mức trợ cấp thế nào?

  • Mức thu nhập trong gia đình bạn không có ảnh hưởng gì đến bản thân việc công nhận được hưởng trợ cấp bố/mẹ. Thu nhập của bạn cũng như của bố đứa trẻ mới sinh chỉ xác định mức độ chi trả (bao nhiêu một tháng) của loại hình trợ cấp này.  
  • Mức độ chi trả (bao nhiêu một tháng) tiền trợ cấp bố mẹ được tính trên cơ sở thu nhập thu nhập của bạn hay của bố đứa trẻ. Trong trường hợp thu nhập của bạn hay của bố đứa trẻ cao hơn một giới hạn nhất định, bạn có thể lựa chọn  độ dài của thời gian nhận tiền trợ cấp và chính thời gian này sẽ xác lập mức  trả hàng tháng là bao nhiêu.
  • Trợ cấp phụ huynh của bạn có thể đạt được mức trợ cấp thai sản, nếu bạn có và hưởng nó.
  • Trong giai đoạn nhận trợ cấp, bạn có thể tiến hành (đề nghị) thay đổi độ dài thời gian nhận (và qua đó cũng điều chỉnh mức trả) cứ ba tháng một lần và bạn có thể thay thế nhau (bố – mẹ) nhận tiền trợ cấp cũng như chăm sóc con.

Trường hợp nào bạn không có quyền lựa chọn thời gian và mức trả trợ cấp?

Bạn không có lựa chọn trong trường hợp bạn không có bảo hiểm ốm đau trước và do đó bạn không có quyền hưởng thai sản. Điều này cũng áp dụng trong trường hợp bạn là một doanh nhân và bạn không phải trả bảo hiểm ốm đau.

Hiện tại, có thể sử dụng bảo hiểm thu nhập và bảo hiểm ốm đau của người cha. Nếu không có cha  mẹ đáp ứng các điều kiện, khoản thanh toán hàng tháng là 7 600 Kč.

Sẽ như thế nào nếu trẻ đi nhà trẻ hoặc đi mẫu giáo?

  • Với trẻ dưới hai tuổi thì hạn chế là 46 giờ một tháng ở nhà trẻ hoặc trong trường mẫu gióa. Nếu bạn cần phải kinh doanh hoặc làm việc với mức độ nhất định, bạn phải bảo đảm để có một người vị thành niên khác có trách nhiệm chăm sóc đứa trẻ. Với những trẻ trên 2 tuổi thì không có hạn chế gì đưa ra cho việc trẻ đi các trường / lớp chuẩn bị trước khi đi học (nhà trẻ).

► Làm gì? Khi nào và yêu cầu (xin) ở đâu?

Các đơn xin (trợ cấp) được nộp tại phòng Trợ cấp xã hội (Státní sociální podpora) của sở lao động theo địa chỉ cư trú sau khi (Úřad práce) :

  • việc trả tiền trợ cấp sinh đẻ (PPM) đã kết thúc,
  • bạn không được nhận PPM, nhưng bạn bị mất khả năng lao động (nhận tiền ốm đau) từ lý do mang thai và sinh con
  • bạn không được nhận cả PPM lẫn tiền trợ cấp ốm đau, hoặc
  • bạn được nhận PPM, nhưng mức độ tính thấp hơn mức trợ cấp bố mẹ là 7 600 Kč. Bạn có thể đề nghị được trả bù thêm cho đủ ngay cả trong thời gian nhận tiền trợ cấp đẻ.

Kèm theo đơn xin trợ cấp bạn phải nộp cả giấy khai sinh của đứa trẻ, điền vào tờ khai mẫu giấy chứng nhận về việc nhận hoặc không được nhận PPM từ phòng bảo hiểm xã hội, chứng nhận thu nhập, chứng nhận cư trú tại cộng hòa Séc (hoặc lịch sử cư trú tại đây – do cơ sở cư trú của bộ nội vụ cấp OAMP MV), điền bản khai về nơi cư trú và một số bản phụ lục khác.

Bạn có biết, rằng tồn tại các loại trợ cấp xã hội (của nhà nước) khác nữa hay không?

Tiền đẻ (tiền xe nôi - porodné). Tiền đẻ này được trả một lần cho những gia đình có thu nhập thấp và để chi phí cho lần sinh con đầu tiên/đứa con thứ hai. Quyền được nhận tiền xe nôi áp dụng cho người phụ nữ sinh con đầu (nếu sinh con đầu ở nước ngoài thì tính đứa con đầu tiên được sinh ra trên lãnh thổ cộng hòa Séc) và thu nhập của gia đình người này thấp hơn mức 2,7 lần thu nhập sống tối thiểu. Con đầu tiên 13 000 Kč /đứa con thứ hai 13 000 Kč.

Khi gia đình có thu nhập thấp (tính thu nhập của các thành viên trong gia đình) có thể đệ đơn xin Trợ cấp trẻ em, trợ cấp nhà ở. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào giấy phép cư trú của bạn.

Bạn có biết, rằng như người làm công ăn lương, bạn được bảo vệ pháp lý? Bạn có biết sử dụng điều đó trong trường hợp nào không?

► Hủy hợp đồng lao động:

  • Luật lao động bảo đảm cho phụ nữ, người làm công ăn lương trong, xuốt thời gian mang thai và sau này khi nghỉ đẻ và nghỉ để nuôi con thời gian được bảo vệ pháp lý.   Điều này có nghĩa là trong giai đoạn được bảo vệ pháp lý này người chủ lao động không có quyền Hủy hợp đồng lao động với bạn (chỉ trừ khi có một số thay đổi về tổ chức), cũng không có quyền hủy ngay lập tức quan hệ lao động với bạn.
  • Chú ý! Thời gian được bảo vệ không liên quan tới việc kết thúc quan hệ lao động trong thời gian thử việc, khi kết thúc quan hệ lao động bằng hình thức thỏa thuận và cả trong trường hợp, rằng quan hệ lao động, được thỏa thuận với thời gian xác định, kết thúc.

► Quay trở lại làm việc:

  • Trường hợp bạn quay lại làm việc sau khi kết thúc thời gian nghỉ đẻ, bạn có quyền về lại chỗ và vị trí làm việc cũ. Trường hợp bạn quay lại làm việc sau khi kết thúc thời gian nghỉ nuôi con nhỏ, tới khi con đầy 3 năm tuổi, người chủ lao động có quyền bố trí bạn làm việc ở bất cứ vị trí nào và làm công việc gì theo hợp đồng lao động đã ký kết. 

► Chuyển công việc làm khác:

  • Trong thời gian mang thai, trong giai đoạn còn đang cho con bú và với người mẹ (mới đẻ) thì đến hết tháng thứ 9 sau khi sinh con, một số loại hình công việc và vị trí làm việc bị cấm đối với họ (chỗ làm việc bị chiếu xạ, nơi có các hóa chất, công việc nặng nhọc...)
  • Trường hợp bạn đang làm các công việc không phù hợp như vậy, chủ lao động phải chuyển bạn sang làm công việc khác.
  • Nếu vì việc phải chuyển loại hình việc làm mà bạn bị giảm thu nhập, bạn có quyền xin trợ cấp để bù đắp sự chênh lậch trong thời gian mang thai và thời gian nghỉ đẻ (khỏan trợ cấp lấy từ bảo hiểm đau ốm).
  • Luật lao động còn đưa ra loại hình bảo vệ pháp lý khác nữa cho những người đang chăm sóc (nuôi) con – sửa đổi (điều chỉnh) các điều kiện làm việc.

 

Xem thêm các tư liệu bổ ích tại địa chỉ:

https://www.uradprace.cz/web/cz/rodicovsky-prispevek

https://www.penize.cz/kalkulacky/rodicovsky-prispevek

https://www.penize.cz/kalkulacky/materska

 

Praha – sociální poradenství

tel.: +420 704 600 700

e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. 

 

Kolín – sociální poradenství

tel.: +420 774 866 838

email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Mladá Boleslav – sociální poradenství

tel.: +420 735 755 200

e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Liberec – sociální poradenství

tel.: +420 735 752 467

e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Kladno – sociální poradenství

tel.: +420 735 173 719

e-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Hořovice – sociální poradenství

Jablonec nad Nisou – sociální poradenství

Kutná Hora – sociální poradenství

Mělník – sociální poradenství

Nymburk – sociální poradenství

Litoměřice – sociální poradenství 

In bài này