In bài này

CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH – TỪ ĐIỂN NHỎ THUẬT NGỮ

ukraine  mongolia

BẠN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ KHÔNG RƠI VÀO TÌNH TRẠNG NỢ NẦN?

Những lời khuyên chung:

  • Bạn hãy mua sắm bằng tiền mặt mà mình đã tiết kiệm được. Nếu bạn cần vay tiền thì bạn hãy tìm hiểu ở nhà băng của mình hoặc bạn hãy so sánh điều kiện của các nhà băng khác nhau đưa ra.
  • Bạn hãy kiểm tra xem thu nhập và chi tiêu thường xuyên của mình là bao nhiêu, và giữ chúng ở trạng thái cân bằng. Nếu như có thể, bạn hãy dành một khoản tiền dự phòng những khoản chi bất ngờ.
  • Bạn hãy giữ lại toàn bộ các giấy tờ văn bản và các phiếu trả tiền. Bạn đừng đưa cho ai các bản hợp đồng gốc.
  • Bạn đừng bao giờ ký hợp đồng vay mượn mà không hiểu hết nội dung của nó! Bạn hãy tự dẫn phiên dịch đến hoặc hãy cầm bản dự thảo hợp đồng về để nghiên cứu. Bạn đừng chap nhận những hợp đồng dài hàng chục trang, trong đó có những từ viết tắt khó hiểu hoặc được viết bằng những chữ nhỏ li ti. Những hợp đồng này đặc trưng cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các điều kiện do họ đưa ra có vẻ thuận lợi hơn nhưng rốt cuộc lại mang nhiều mạo hiểm hơn.
  • Bạn đừng đi vay thêm tiền để trả nợ. Có nhiều khả năng là khi đi vay tiền lúc đang bí, bạn sẽ chấp nhận những điều kiện xấu hơn và bạn sẽ gặp vấn đề là phải trả dần nhiều khoản nợ một lúc. Một số nhà băng đưa ra dịch vụ “hợp nhất nợ nần” (konsolidace), đưa tất cả các khoản nợ về một mối và kéo dài thời gian trả nợ ra.
  • Bạn hãy luôn luôn dành thời gian để suy nghĩ, đừng để bị dồn ép phải quyết định nhanh khi mua đồ hoặc khi đi vay.
  • Tại CH Séc có những công ty lợi dụng tình hình khó khăn tài chính của mọi người. Mời chào cho vay và đòi nợ, dù khoản nợ có nhỏ đi chăng nữa thì cũng là nguồn kiếm tiền dễ dàng cho một số công ty, ngay cả khi thu nhập của bạn rất thấp!
  • Nếu bạn có khó khăn về tài chính, bạn đừng trốn tránh, bạn hãy cố gắng đàm phán với chủ nợ. Trước khi có quyết định của tòa án và lệnh tịch biên, bạn còn rất nhiều sự lựa chọn và khả năng để giải quyết vấn đề của mình. Quyết định do tòa đưa ra bạn phải chấp hành và kết quả là bạn sẽ bị thiệt hơn nhiều.
  • Các khoản phạt do trả chậm, lệ phí, tiền phạt, lệ phí tòa hoặc lệ phí tịch biên rất cao và thường nhiều hơn cả món nợ gốc. Khi trả nợ dần bằng các khoản nhỏ, chính những khoản phạt do trả chậm hay tiền phạt được trả trước tiên, trong khi đó lệ phí do trả chậm vẫn cứ tăng lên và tổng số nợ không giảm đi, còn có thể tăng thêm.
  • Văn thư – trát tòa: ngay cả khi bạn không nhận (bạn không ra nhận hoặc từ chối nhận), nó vẫn được coi là đã được trao và thời hạn để văn bản có hiệu lực vẫn được tính!

 

TỪ ĐIỂN NHỎ – Hiểu như thế nào những gì bạn có thể nhìn thấy và nghe thấy xung quanh vấn đề tài chính

Con nợ: Người đi vay tiền, kể cả bằng tiền mặt hay bằng cách thanh toán hàng hóa (người đó đã mua một thứ gì đó), hoặc chưa trả một khoản tiền nào đó mà người này có nghĩa vụ phải trả.

Tịch biên:  Việc thi hành các quyết định đã có hiệu lực (výkon pravomocného rozhodnutí) bắt buộc, tức là các quyết định đã có hiệu lực thi hành. Việc thi hành tịch biên có thể là ví dụ như tịch thu tài sản, bán đấu giá, giao bán bắt buộc, tịch thu tiền mặt, thu một phần từ lương.

Lệnh tịch biên: Lệnh tiến hành tịch biên. Nếu nhân viên tịch biên đến chỗ bạn, người này phải cho bạn xem lệnh tịch biên (có dấu tròn) và quyết định của tòa về điều quy định tịch biên.

Đầu mục tịch biên: Quyết định đã có hiệu lực và thi hành được, trên cơ sở đó có thể tiến hành tịch biên. Nó có thể là lệnh trả tiền, bản án, biên bản tịch biên hoặc biên bản công chứng, nhưng cũng có thể là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước (rozhodnutí orgánů státní správy) và các cơ quan quản lý địa phương, quyết định và bản kê các khoản chưa trả hết tiền thuế và các lệ phí, tiền bảo hiểm ốm đau và bảo hiểm xã hội.

Vay thế chấp bất động sản: Khoản vay lâu dài để mua bất động sản hoặc để sửa chữa, tu chỉnh – căn hộ hay nhà ở – được đảm bảo bằng quyền thế chấp bất động sản thuộc về nhà băng.

Vay thấu chi: Đây là khoản vay tín dụng ngắn hạn do nhà băng cung cấp cho những tài khoản vãng lai. Khách hàng nhờ nó có thể rút được tiền từ tài khoản (được gọi là khoản thấu chi tín chấp (kontokorentní úvěr)) ngay cả trong trường hợp trên tài khoản không còn đủ tiền. Như vậy, nhà băng cho khách hàng vay số tiền cần thiết và khách hàng được quyền rút tiền đến mức “âm” theo thỏa thuận. Hãy xem phần Thẻ tín dụng.

Cho vay nặng lãi: Cho vay tiền với lãi suất cao quá mức. Theo luật Séc, cho vay nặng lãi là hành vi tội phạm.

Khiếu cáo: Một hình thức để sửa chữa chống lại lệnh trả tiền.

Phá sản cá nhân: Việc tiến hành giải tỏa nợ dưới sự giám sát của tòa án theo đề nghị của con nợ.

Người được quyền: Từ để chỉ người chủ nợ trong quyết định của tòa án.

Thẻ thanh toán (platební karty)

Thẻ thanh toán ghi nợ: Đây là loại thẻ cho phép rút tiền đến mức tiền còn lại trong tài khoản vãng lai. Thẻ ghi nợ không cho phép rút quá số tiền thực còn trên tài khoản.

Thẻ thanh toán tín dụng: Đây là loại thẻ liên quan đến tín dụng chu chuyển, tức là khoản tín dụng khi mà người chủ thẻ có thể rút tiền „đến mức âm“ nhất định và đồng thời trả dần khoản vay đó.

án phí: Các khoản chi phí cho quá trình xử án; tòa án sẽ quyết định ai phải trả các khoản này, thường thường con nợ phải trả. Bạn hãy nhìn vào bản án xem có khả năng và thời hạn để kháng cáo quyết định về án phí không, trong trường hợp bạn thấy án phí quá cao.

Tiền phạt do trả chậm: Nó cũng tương tự như tiền lãi suất do trả chậm, được tính như tỉ lệ phần trăm nhất định từ khoản tiền nợ cho những ngày con nợ không trả tiền. Khái niệm penále được các cơ quan chính quyền sử dụng: các hãng bảo hiểm y tế, Sở thuế, Phòng bảo hiểm xã hội. Sau khi trả nợ, con nợ có thể đệ đơn xin bỏ qua khoản tiền phạt do trả chậm, các cơ quan này sẽ xem xét các lý do của con nợ và có thể bỏ qua tiền phạt.

Lệnh trả tiền: Quyết định của tòa đưa ra trong phiên xử cắt ngắn, tòa đưa ra quyết định mà không cần nghe cung bị cáo – tòa ra lệnh cho bị cáo trong vòng 15 ngày từ khi nhận được lệnh trả tiền phải trả số tiền nợ cho nguyên đơn và các án phí; bị cáo có thể đưa ra kháng nghị (odpor) để chống lại lệnh trả tiền.

Khoản nợ:  Khoản tiền mà con nợ đang nợ và chủ nợ đang đòi anh ta trả. Ngoài số nợ gốc ra còn bao gồm cả tiền lãi, tiền phạt và các khoản chi phí chính đáng của chủ nợ.

Người có nghĩa vụ: Từ để chỉ con nợ dùng trong quá trình xử án; đây là người có nghĩa vụ phải trả. Thời gian chậm trả _ _ _ _ Sự chậm trễ trong việc trả tiền; tình huống khi con nợ không trả tiền trong thời gian qui định, hãy xem thêm Tiền lãi do chậm trả.

Lời nhắc nhở:  Bức thư chủ nợ nhắc nhở con nợ có nghĩa vụ trả tiền và đồng thời thông báo cho người này biết, rằng nếu không trả tiền thì chủ nợ sẽ kiện anh ta ra tòa.

Những phụ phí kèm theo: Một hình thức tính khoản nợ trong quyết định của tòa án. Các khoản phụ phí kèm theo bao gồm tiền lãi, tiền lãi do chậm trả, lệ phí do trả chậm và các chi phí cho luật sư của chủ nợ. Các phụ phí này không phải là khoản tiền cố định mà nó tăng cho đến khi hoàn toàn trả được hết nợ. Nó không bao gồm các chi phí tịch biên, cái được tính riêng về sau này.

Danh mục các con nợ: Nó lưu giữ các khoản nợ chưa trả lẫn trả rồi, cung cấp thông tin về các con nợ.

Mức phần trăm hàng, năm của các chi phí: Tổng của tất cả các lệ phí và chi phí mà con nợ phải trả cho chủ nợ trong vụ việc liên quan đến khoản vay. 

Người bảo lãnh: Người mà khi ký kết hợp đồng vay mượn đứng ra cam kết sẽ trả món nợ của con nợ trong trường hợp con nợ không tự mình trả được.

Hối phiếu: Văn bản có giá trị, cái là một lời hứa vô điều kiện trả một khoản tiền nhất định. Khi đàm phán vay bạn có thể bị yêu cầu đưa ra sự bảo lãnh bằng hối phiếu – hối phiếu có thể phục vụ mục đích bảo đảm cho khoản vay trong trường hợp khi nó không được trả. Việc ký hối phiếu này rất nguy hiểm, nếu như chủ nợ trình cho tòa hối phiếu này, ngay lập tức tòa sẽ ra quyết định có lợi cho chủ nợ. Tòa sẽ không nghiên cứu tới các quyền lợi của bạn nữa mà chỉ nghiên cứu các chi tiết phụ của tín phiếu.

Lịch trả góp: Bạn có thể đề nghị trả nợ dần theo lịch khi có khó khăn trong việc trả nợ. Bạn có thể thỏa thuận với chủ nợ về con số chính xác cùng thời hạn trả chúng cho việc trả nợ dần. Thỏa thuận này có thể khác với hợp đồng ban đầu.

Khấu trừ tiền lương: Chủ lao động không trả cho con nợ một phần tiền lương, tức là khấu trừ tiền lương theo quyết định của tòa, của nhân viên tịch biên tòa án hay của sở thuế. Khoản khấu trừ tiền lương được phép cao nhất là bằng mức để sao cho sau khi trừ rồi, con nợ vẫn còn một khoản tối thiểu không thể thu giữ (nezabavitelné minimum) theo luật định.

Người đồng nợ: Người đã đứng ra cam kết sẽ trả nợ cùng với con nợ. Người này có một vai trò giống như “con nợ”. Chủ nợ có quyền yêu cầu người đồng nợ chấp hành tất cả các nghĩa vụ mà không cần phải kêu gọi con nợ thứ nhất chấp hành (như trong trường hợp của người bảo lãnh).

Tín dụng tiêu dùng: Khoản tín dụng được cấp cho các cá nhân và các hộ với mục đích mua hàng hóa tiêu dùng hay dịch vụ. Tín dụng tiêu dùng là một số khoản vay trên 5000 koruna.

Sự thanh toán nợ nần: Việc trả nợ hoàn toàn hay một phần, giảm bớt nợ.

Thư nhắc nhở: Bức thư, trong đó chủ nợ nhắc con nợ rằng anh ta chưa thanh toán món nợ của mình, và đồng thời yêu cầu người này trả nợ.

Lãi suất cho vay: Số phần trăm thể hiện phải trả thêm bao nhiêu cho khoản vay. Với chủ nợ thì đây là lợi nhuận từ khoản tiền cho vay, với con nợ thì đây là khoản phí phải trả cho việc sử dụng tiền của người khác.

Lãi suất do trả chậm: Một hình thức trừng phạt con nợ trong trường hợp anh ta không trả theo hạn định. Lãi suất do trả chậm thường cao hơn lãi suất thông thường. Thông thường mức lãi suất do trả chậm đã được thỏa thuận ngay trong hợp đồng cho vay như một con số phần trăm nhất định từ khoản tiền trả chậm cho từng ngày trả chậm. Nếu mức này không được thỏa thuận trước thì sẽ dùng mức theo như luật định.

Vay tín dụng: Các phương tiện tài chính mà chủ nợ sẽ cấp cho con nợ và con nợ cam kết sẽ trả dần trong thời gian đã định trước. Có nhiều loại vay tín dụng mà đã được luật điều trỉnh: vay tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp bất động sản, tín dụng kinh doanh.

Chủ nợ: Người cho con nợ vay tiền. Đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức, ngân hàng hoặc phi ngân hàng.

Thi hành quyết định: Tịch biên (xem thêm ở phần trên)

Đơn khởi kiện loại trừ: Trong trường hợp nhân viên tịch biên ghi vào danh sách những đồ bị tịch biên cả những thứ không phải của con nợ mà của người thân của anh ta hoặc của người khác, thì người đó có quyền đưa ra đề nghị để loại trừ những đồ vật đó ra khỏi danh sách những đồ bị tịch biên bằng cái gọi là đơn khởi kiện loại trừ (vylučovací žaloba), nhưng chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày người này biết về sự việc đó.

Lời kêu gọi: Bức thư trong đó chủ nợ nhắc nhở con nợ trả nợ hoặc thực hiện những điều đã hứa. Lời kêu gọi cũng tương tự như thư nhắc nhở.

Thế chấp: Tài sản phục vụ cho mục đích bảo đảm cho trường hợp không trả khoản vay, thường là đồ vật có giá trị hoặc là bất động sản. Chủ nợ khi đàm phán hợp đồng dùng điều này làm bảo hiểm cho trường hợp nếu khoản vay không được trả.

 

Nếu bạn gặp vấn đề về việc trả các khoản cam kết tài chính của mình, chúng tôi khuyên bạn hãy giải quyết vấn đề và tìm tư vấn miễn phí. Bạn có thể sử dụng các phòng tư vấn của Trung tâm cho hội nhập của người nước ngoài (các thông tin cụ thể trên trang www.cicpraha.org) hoặc hỏi các phòng tư vấn thích ứng:

Phòng tư vấn công dân – Občanské poradny – http://dluhy.obcanskeporadny.cz/

Phòng tư vấn khi có khó khăn về tài chính – Poradna při finanční tísni – www.financnitisen.cz

Những tài liệu và nguồn gốc của các Hiệp hội tư vấn công dân đã được sử dụng trong những tờ truyền đơn rời với vấn đề nợ nần (Asociace občanských poraden).

In bài này