MẸ BIẾT – PHẦN HAI, HAY LÀ: CHUẨN BỊ CHO KỲ SINH ĐẺ. CHUẨN BỊ CHO KỲ SINH ĐẺ.

Các bà mẹ đáng yêu,

đã sắp đến kỳ sinh nở và các bạn đến với chúng tôi cùng sự tin tưởng rằng khoảnh khắc bấy lâu mong đợi sẽ là một trong những phút giây đẹp nhất trong cuộc đời mình.

Bằng những lời tâm sự dưới đây, chúng tôi mong muốn chuyển tải đến các bạn những thông tin cần thiết, những điều đang đón chờ các bạn chẳng hạn những cuộc khám định kỳ mà bạn sẽ trải qua, những gì sẽ xảy ra tại phòng đẻ, đứa bé sơ sinh sẽ được chăm sóc ra sao sau khi chào đời cũng những điều bổ ích khác nữa. Ở đây bạn cũng tìm thấy danh sách những vật dụng cần thiết cho bạn và đứa trẻ mới sinh khi vào nhà hộ sinh / bệnh viện cũng như danh mục các văn bản, giấy tờ cần thiết cần mang theo người.

 

NHỮNG TUẦN CUỐI CÙNG TRƯỚC KHI SINH CON

Cho đến thời điểm này bạn được chăm sóc theo dõi tại phòng tư vấn dành cho phụ nữ mang thai của các bác sĩ phụ khoa, nơi bạn đăng ký. Ở đó họ cũng cấp cho bạn thẻ „Người mang thai“, trong thẻ này có ghi lại kết quả của tất cả các cuộc khám nghiệm trong quá trình thai nghén mà bạn đã trải qua.

 

Để chính xác hóa, chúng tôi xin tổng kết ngắn gọn:

Các khám nghiệm phụ khoa, hầu hết các khám nghiệm, kể cả xét nghiệm nước ối và nước tiểu.

Khám nghiệm tử cung - những lần lấy mẫu để tìm u – ung thư - (nếu như không có kết quả khám nghiệm trong năm cuối cùng gần nhất để sử dụng).

Các đo đạc kích cỡ cửa tử cung – mục đích của khám nghiệm này nhằm xác định sự không đồng đều trong kích cỡ và hình dạng của cửa (âm hộ) cũng như để khẳng định tỉ lệ sai lệch giữa kích cỡ cửa âm hộ với kích cỡ của trẻ sơ sinh nếu có.

Kiểm tra vú của người phụ nữ, để bác sĩ cố gắng loại trừ quá trình hình thành khối u hoặc nhằm để hướng dẫn cho người mẹ (tương lai) cách chăm sóc con cho trường hợp vú bẹt hoặc núm vú bị chìm (bằng cách sử dụng thiết bị tạo hình cho núm vú, khoảng 8 tuần trước khi sinh con, để có được núm vú với khả năng cho con bú được bình thường).

Các khám nghiệm máu để xác định nhóm máu, các chất kháng sinh chống ( việc tạo) huyết cầu đỏ, được gọi là chỉ số Rh. Kết quả khám (bản chính) phải được kẹp trong thẻ mang thai, để trong trường hợp cần thiết phải tiếp máu có thể có ngay các thông tin cần thiết. Trường hợp chỉ số Rh âm tính, chúng tôi sẽ tập trung vào các chất kháng sinh chống chỉ số Rh này. Sở dĩ có điều này vì nếu đứa trẻ sơ sinh mang chỉ số Rh dương tính, cùng nhóm máu với người bố, chỉ số Rh âm tính của người mẹ có thể ngay lập tức tạo ra các chất kháng thể chống lại ( việc tạo ) hồng cầu của đứa trẻ, cái có thể hủy diệt hồng cầu (của trẻ sơ sinh) và như vậy tạo ra nguy cơ đứa trẻ bị bệnh „nghèo máu – máu ít hồng cầu“ nặng và dẫn đến việc „máu“ bị vàng mật do hậu quả hồng cầu bị phá hủy.

C ác bệnh truyền nhiễm dạng: syfilis – Giang mai, HIV, hepatitis B – viêm gan B và các xét nghiệm hóa sinh cơ bản, kể cả xét nghiệm nước tiểu.

Với cố gắng để phát hiện ra sớm nhất thai nhi với các khuyết tật bẩm sinh, người phụ nữ đang mang thai được khám siêu âm và xét nghiệm sinh hóa.

 

Siêu âm

  • lần đầu tiên được tiến hành vào tuần thứ 11 đến 14 nhằm mục đích phát hiện sớm các khuyết tật của bào thai (nếu có). Nó cũng xác định kích cỡ của bào thai và xác định kỳ sinh đẻ, xác định số lượng bào thai và quan hệ giữa chúng với nhau (sinh đơn, sinh đôi, ba, bốn... và các bào thai xuất phát từ một trứng hay mỗi bào thai một trứng riêng).
  • lần hai được tiến hành ở tuần thứ 18. đến tuần thứ 23
  • lần ba được tiến hành ở tuần thứ 30 đến tuần thứ 32

 

Xét nghiệm hóa sinh

Được tiến hành vào giai đoạn từ tuần thứ 16 - đến tuần thứ 17, nhằm để xác định hàm lượng ba loại hóc môn trong máu. Nếu xét nghiệm này có kết quả dương tính, nó cho ta biết nguy cơ bào thai có những khuyết tật gien di truyền.

 

Mang những gì đến nhà hộ sinh/bệnh viện

Khoảng ba tuần trước khi đến kỳ sinh đẻ, bạn hãy gói gém sẵn những thứ cần thiết sau đây để mang theo mình khi vào nhà hộ sinh/bệnh viện:

 

Cho việc sinh con:

  • bộ đồ ngủ (váy ngủ)
  • dép đi trong nhà có thể rửa nước được (bằng nhựa hoặc cao su)
  • các đồ vệ sinh (xà phòng, giấy toa lét, hai khăn mặt)
  • thỏi son dưỡng/bảo vệ môi
  • sách báo để đọc, sổ tay, bút viết
  • hãy tìm sẵn bác sĩ nhi và mang theo mình cả địa chỉ liên hệ (tên, địa chỉ) với người này.

 

Cho việc ở lại BV tiếp theo:

  • 2 nịt vú cho người mới sinh
  • những miếng đệm lót cho nịt vú (hoặc những miếng vải màn đã được luộc nước sôi), hoặc thêm cả dầu xoa núm vú
  • quần lót dệt lưới hoặc quần lót dùng một lần – mua tại cửa hàng bán đồ y tế hay trong các hiệu thuốc
  • băng vệ sinh phụ nữ
  • khăn tã và khăn mùi xoa tẩm nước (loại làm sẵn) cho trẻ sơ sinh

 

Các loại giấy tờ:

  • thẻ công dân/hộ chiếu và thẻ bảo hiểm y tế
  • nếu bạn có chồng: mang theo giấy kết hôn
  • nếu bạn vẫn tự do: mang theo giấy khai sinh và giấy chứng nhận về quyền làm bố với đứa trẻ sắp được sinh do phòng khai sinh của ủy ban khu vực cấp (OÚ) – Với người nước ngoài có thể chưa cần thiết!
  • Nếu bạn đã ly hôn nhưng chưa quá 300 ngày: hãy mang theo mình bản án ly hôn và giấy chứng nhận về quyền làm bố với đứa trẻ sắp được sinh do phòng khai sinh của ủy ban khu vực cấp (OÚ) (nếu không có thì mang theo giấy khai sinh của mình)

Với người nước ngoài, tất cả các loại giấy tờ nói trên đều phải được dịch ra tiếng Séc và đóng dấu phiên dịch tòa án (được luật pháp CH Séc công nhận ).

 

Tiếp theo:

  • điền trả lời tờ khai cho việc sắp sinh con (có chữ ký của bố đứa trẻ sắp sinh; Theo luật đang hiện hành tại CH Séc, nếu không có giấy chứng nhận quyền làm bố với đứa trẻ sắp sinh (nếu không có giấy kết hôn) tên người bố sẽ không được ghi ra và đứa bé sẽ được „tự động“ lấy họ tên theo mẹ)
  • điền một phần bản khai „Thông báo sinh con - Hlášení o narození“. Văn bản này sẽ được sử dụng như hồ sơ tại phòng khai sinh – matrika.
  • Chúng tôi thông báo cho các bà mẹ biết, rằng theo luật đang hiện hành tại CH Séc, họ của đứa trẻ mới sinh, nếu là con gái, trong một số trường hợp sẽ bị đổi đuôi, nối thêm đuôi OVÁ. Trên cơ sở đề đạt của cả hai bố mẹ có thể giữ đuôi của họ theo giống đực, tức là bỏ đuôi OVÁ đi, nếu như đứa trẻ sơ sinh sẽ (a) là công dân nước ngoài, (b) là công dân có hoặc sẽ có định cư ở nước ngoài, (c) là công dân mà hoặc bố hoặc mẹ là người nước ngoài và (d) là công dân Séc nhưng không phải dân tộc Séc (ví dụ: người bố có quốc tịch Séc nhưng gốc Việt Nam chẳng hạn – không phải là người dân tộc Séc).

 

KHI NÀO THÌ NHẬP BỆNH VIỆN/VÀO NHÀ HỘ SINH

Nưới ối chảy ra

Bạn hãy lấy băng vệ sinh thấm nước ối và sau đó bỏ ra xem màu sắc nước ối. Nếu nó có màu hồng, bạn cứ từ từ chuẩn bị đồ đạc và trong vòng hai giờ đồng hồ đến nhập viện/nhà hộ sinh. Nếu nó có màu khác (vàng, nâu, xanh lá cây hoặc màu đỏ tươi) tức tốc vào viện ngay!

 

Bạn bị chảy máu

Nếu bạn bị chảy máu, màu đỏ tươi, ngay lập tức vào nhập viện.

 

Nếu bạn có những cơn co thắt (dạ con) đều đặn:

Nếu việc đau thắt này lặp đi lặp lại đều đặn và khỏang thời gian giữa các cơn co thắt ngắn dần cùng mức độ đau tăng lên, bạn hãy vào nhà hộ sinh/BV vào thời điểm khi khoảng cách giữa hai cơn đau xuống còn 4 -5 phút. Nếu bạn cảm thấy có áp lực lớn đè lên hậu môn, bạn hãy đi ngay vào BV dù khỏang thời gian (giữa hai cơn đau) kia vẫn còn dài.

 

Những quan ngại về cử động của thai nhi

Bất cứ lúc nào, khi bạn cảm thấy sự thay đổi đột ngột (đáng kể) trong các cử động của thai nhi so với bình thường – các cử động này dồn dập, thậm chí gây đau đớn, hoặc rằng nó yếu ớt hẳn đi hay bạn không còn cảm nhận được nó nữa, cần thiết đến nhà hộ sinh/BV ngay để tiến hành kiểm tra thai nhi qua máy quay chụp.

 

Trong những trường hợp dưới đây, bạn có thoải mái thời gian cho việc nhập viện:

Bạn cảm thấy co thắt (dạ con), đôi lúc rất khó chịu, nhưng nó không lặp đi lặp lại đều đặn và cũng không tăng cường độ. Bạn hãy thử tắm trong nước ấm (đầm mình trong bể nước ấm), nếu khi đó được giảm bớt đau đi và khỏang cách giữa hai lần đau thắt kia dài lên thì đây chỉ là điềm „báo trước“ mà thôi. Nó không khiến bạn phải vội vã đến BV ngay mà chỉ báo cho bạn biết „sắp đến kỳ“ để chuẩn bị. Những điềm báo trước này có thể xuất hiện từ 1 đến 2 tuần trước kỳ sinh nở và không kéo dài quá quá 1-2 giờ đồng hồ. Nhưng nếu như các cơn co thắt này trở nên đều đặn và kéo dài quá hai tiếng/lần thì tốt nhất bạn hãy vào nhà hộ sinh/BV ngay.

Nếu có hiện tượng ra chất nhầy. Chất nhầy này chỉ ra có một lần và sau đó chẳng còn gì chảy theo ra nữa. Nó có thể có màu hơi hồng hồng, có thể dạng lỏng hoặc đặc sánh như đờm. Nó thường bị xuất ra khỏang 24 giờ trước khi sinh con.

Khi vào nhập viện nên có người đi theo hộ tống. Tốt nhất là đi cùng người biết tiếng séc tốt để cóthể làm phiên dịch cho bạn. Người „hộ tống“ này bạn có thể có ngay cả khi sinh đẻ – thường thường điều này bạn phải thỏa thuận trước và trả tiền lệ phí cho việc hộ tống, tùy theo qui định của từng nhà hộ sinh/BV, nơi bạn đã lựa chọn.

Trong trường hợp có bất cứ vấn đề gì khó khăn (chảy nhiều máu tươi, co thắt mạnh cùng áp lực đè lên hậu môn, các cơn co thắt đều đặn với chu kỳ ngắn) thì bạn đừng ngại ngần gì khi gọi xe cứu thương theo số 112.

 

NHẬP NHÀ HỘ SINH/BỆNH VIỆN

Tại phòng đăng ký nhập viện sẽ có ghi các văn bản, gọi là hồ sơ sinh đẻ. Trong hồ sơ sinh đẻ này có ghi lại những dữ liệu quan trọng có thể có ảnh hưởng đến quá trình sinh con. Họ cũng ghi vào đó một số dữ liệu từ thẻ mang thai. Nếu bạn không có người hộ tống biết tiếng Séc tốt, hãy ( nhờ người biết tiếng) ghi sẵn những thông tin liên quan đến những bệnh tật nghiêm trọng, cái đã từng xuất hiện trong gia đình bạn. Cũng vậy, nếu bạn có yêu cầu đặc biệt gì cho việc sinh nở, bạn hãy chuẩn bị sẵn danh sách bằng tiếng Séc và nộp nó ở phòng đăng ký khi nhập viện.

Tiếp theo bạn sẽ được đo nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp và xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm phụ sản bình thường. Thường thường cũng quay ghi hình – điện tử( siêu âm), các hoạt động của tim thai nhi.

 

CHUẨN BỊ ĐẺ

Sau khi được nhập viện bạn sẽ được dẫn đến phòng đẻ. Tại đây y tá phụ sản sẽ tiến hành các biện pháp „làm sạch“ cần thiết với mục đích làm sạch hậu môn và phần ruột già liền kề. Việc này nhằm để ngăn chặn sự gây bẩn cho giai đoạn hai của sinh đẻ khi tiến hành „rặn đẻ“. Cùng cần thiết tiến hành việc „dọn dẹp“ vùng xung quanh (cạo sạch lông quanh âm hộ) từ những lý do vệ sinh để chuẩn bị cho trường hợp phải „rạch“ để đẻ.

 

QUÁ TRÌNH ĐẺ
GIAI ĐOẠN I (MỞ)

Đây là giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu đẻ. Việc co thắt đều đặn khiến cho cửa âm hộ mở rộng dần và biến mất. Giai đoạn này kết thúc qua việc vách của âm hộ không còn sờ thấy được nữa.

Giai đoạn I này kéo dài từ 10 - 12 tiếng với người phụ nữ sinh lần đầu. Ở người đã từng sinh con rồi thì ngắn hơn, nó chỉ kéo dài khỏang từ 6 đến 8 tiếng.

Nếu nước ối không chảy mạnh ra, BS đỡ đẻ sẽ phải „tháo mở“ các vách ngăn để cho nó chảy ra.

Trong giai đoạn I này, cứ chu kỳ 1 giờ bạn sẽ được bác sĩ hoặc y tá chăm sóc và khám nghiệm. Những khám nghiệm này là không thể thiếu được cho việc xác định việc sinh đẻ tiến triển ra sao. Họ cũng đo nhiệt độ và huyết áp cho bạn.

Sự hoạt động của tim thai nhi cũng được theo dõi. Nhờ theo dõi mà có thể biết được tình trạng thai nhi ra sao trong quá trình sinh đẻ và trong trường hợp cần thiết thì ra quyết định kịp thời cho việc „đẻ sớm“ bằng cách rạch/mổ.

 

Các vị trí nghỉ ngơi và các chuyển động trong giai đoạn I khi đẻ

Chuyển động là yếu tố quan trọng nhất trong giai đoạn I này. Bạn hãy đi lại từ từ, khi bị co thắt có thể dựa/bám vào tường và thở sâu. Trong hầu hết các nhà hộ sinh đều có quả bóng (to) để bạn ngồi lên nó và nhún nhảy. Một số nơi có những tấm thảm để tập (quì, nằm, nhún) hoặc thang tập. Nếu bạn phải nằm (khi cần theo dõi tim thai nhi) bạn hày chọn tư thế „nửa nằm nửa ngồi“ hoặc nằm nghiêng. Đa số các nhà hộ sinh đã có những giường nằm đẻ, ở đó bạn rất dễ dàng tạo ra các thế nằm thoải máu cho mình.

 

Tắm vòi sen hoặc tắm bồn

Việc tắm nước ấm cũng làm bạn bớt đau và bớt mỏi mệt nhiều. Trong tất cả các nhà hộ sinh đều có phòng tắm vòi hoa sen, ở một số nơi còn có bồn tắm mát xa. Bạn hãy sử dụng bồn tắm hay tắm vòi hoa sen tùy theo nhu cầu của mình.

Thở trong giai đoạn I này cũng tương đối đặc biệt. Khi bị co thắt tốt nhất nên dùng kiểu „thở bụng“. Bạn hãy hít thở sâu bằng mũi sao cho không chỉ riêng phần ngực mà cả phần bụng cũng được nâng lên rồi sau đó thở hắt hết ra đường miệng. Việc hít thở qua mũi cũng là có mục đích vì nếu bạn chỉ có thở bằng mồm thôi, chả mấy chốc bạn sẽ bị „khô miệng“. Việc thở kiểu „bụng“ này rất quan trọng trong giai đoạn I này. Nó giúp cung cấp tốt hơn khí ô xy cho các cơ quan nội tạng và thai nhi cũng nhận được ô xy ngay cả khi co thắt, ngoài ra việc thở này cũng giúp để chống lại stress.

 

Các điếm ấn bóp (áp lực).

Khi bị „đau lưng điểm“ ở trên lưng thì ấn bóp áp lực trên các điểm này là một giải pháp tốt. Bạn cần phải có một cộng tác viên khi tiến hành xoa bóp những điểm nhấn này. Người cộng tác viên có thể tạo ra một áp lực lớn lên một điểm nằm ở phần lưng dưới – khoảng 5 cm cách cột sống về cả hai phía, bằng cách day day tròn các điểm này (và có chiều hướng từ cột sống ra ngoài) và cứ thế dần dần dịch chuyển về phía đốt sống cụt. Người cộng tác dùng ngón tay cái hoặc đốt ngón tay (để ấn). Những điểm nhấn áp này rất khác nhau với từng người, mỗi bà mẹ cần một sự „giúp đỡ“ khác nhau, chính vì thế ở đây cần có sự đàm thoại giữa hai người (bà mẹ và người cộng sự).

 

GIAI ĐOẠN II KHI ĐẺ - „RẶN ĐẺ“.

Giai đoạn hai khi đẻ bắt đầu bằng việc „cửa âm hộ“ mở hết cỡ và kết thúc bằng việc thai nhi thóat ra ngoài. Thường thường nó kéo dài khỏang 20-30 phút.

Nó có thể bắt đầu bằng việc cảm thấy rất cần đi „đại tiện“ và cảm giác muốn „rặn“. Cảm giác „cần đi“này nên„ cố quên đi“ lúc ban đầu và nên „nuốt trôi“ những cảm giác đau đớn. Bạn hãy cố thở giống kiểu của con chó – thở ngắn, nhanh, liên tục hít vào và thở ra. Hãy cố gắng đừng kêu thét vì như vậy bạn sẽ bị mất sức lực vô ích, cái mà bạn cần đến để „rặn“ những lần cuối cùng.

Vào thời điểm mà bác sĩ hay y tá xác định được rằng đầu của thai nhi đã nằm đúng vị trí thích hợp, bạn sẽ được họ khuyến khích „rặn đẻ“. Bạn nghe thấy y tá hoặc bác sĩ luôn miệng nói: „TLAČTE!!“ (tla – tr – te!)

Từ lúc này, khi thấy cơn đau ập đến bạn hãy hít thở sâu, hãy nhắm mắt và miệng lại, cúi gập đầu vào ngực và hãy „rặn“ thật dài hơi giống như khi „rặn ỉa“ mỗi lúc bị mắc chứng kiết lị!. Giữa những lần co thắt như vậy (mà chưa đẻ được), bạn hãy nới lỏng toàn thân, hãy cố gắng thở sâu và lấy thêm sức lực cho những lần „rặn đẻ“ tiếp theo. Bạn cũng hãy cố gắng đừng la hét, ngược lại hãy cố dùng hết sức mình để „đẩy“ đứa trẻ ra ngoài.

Đến hồi kết bác sĩ có thể phải tiến hành việc „rạch“ âm hộ“. Biện pháp này được dùng trong trường hợp có nguy cơ bị rách âm hộ, rách cửa tử cung hoặc hậu môn. Vết cắt „âm hộ“ này sẽ mau lành hơn những vết rách (nếu xuất hiện) kia và cũng tạo ra lối „thoát ra ngoài“ cho thai nhi. Vết cắt này được bác sĩ làm đúng vào lúc có cơn đau thắt, khi mà các cơ của thành âm hộ bị căng hết cỡ, vì thế có lẽ bạn cũng sẽ chẳng cảm thấy bị rạch khi nào.

 

GIAI ĐOẠN III – SAU KHI SINH CON (THỜI KỲ NẰM DƯỠNG)

Giai đoạn ba này bắt đầu sau khi thai nhi đã ra ngoài và kết thúc khi rau (nhau) đã bị đẩy (lấy) hết ra. Mấy phút sau khi thai nhi đã ra ngoài bạn sẽ được bác sĩ /y tá bảo phải „rặn“ thêm một lần nữa và lần này bạn sẽ „đẩy“ ra ngoài nhau thai cùng vỏ bao bào thai. Người đỡ đẻ (bác sĩ/ y tá) sẽ kiểm tra kỹ càng xem nhau thai đã ra hết chưa để không còn chút nào đọng lại trong tử cung.

 

NHỮNG VẤN ĐỀ PHỨC TẠP TRONG VÀ NGAY SAU KHI SINH CON

Mổ lấy thai nhi ra - Císařský řez

Đây là phẫu thuật để lấy thai nhi ra ngoài. Trường hợp này chỉ được làm khi có nguy cơ (do người mẹ không tự rặn đẻ được) ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, của thai nhi hoặc thậm chí của cả hai.

Việc mổ đẻ này được tiến hành hoặc là theo kế hoạch - (Lý do có rất nhiều: chẳng hạn tình trạng sức khỏe của người mẹ có vấn đề nghiêm trọng, vị trí của thai nhi không thuận lợi, thai nhi quá to vv...) hoặc là khi đang đẻ - mổ đẻ cấp cứu (thai nhi thiếu khí ô xy, tình trạng sức khỏe của người mẹ xấu đi, quá trình „rặn“ đẻ không tiến triển vv...).

Việc mổ đẻ được tiến hành trong tình trạng người mẹ được gây mê tòan bộ (người mẹ bị hôn mê – không biết gì) hoặc là gây mê từng phần (chất gây mê được dẫn vào kênh xương sống, người mẹ vẫn tỉnh táo nhưng không cảm thấy đau đớn gì). Vết mổ nằm ngang ở phần bụng dưới, vì thế vết sẹo này rất dễ ràng được che kín ngay cả vào mùa hè khi mặc quần bơi.

Sau khi mổ đẻ, người mẹ được đưa về phòng hồi sức hậu phẫu 1 đến 2 ngày để theo dõi, các cô y tá sẽ bế trẻ sơ sinh đến đây cho người mẹ khi cho con bú. Sau đó, người mẹ được chuyển qua phòng „sáu tuần“, ở đây người mẹ có thể tự chăm sóc đứa con mới sinh tùy theo tình hình sức khỏe hoặc khi không còn vấn đề gì nghiêm trọng phát sinh nữa.

 

Đẻ kiểu „kẹp“

Kẹp hộ sinh là một công cụ trợ giúp khi tiến hành đỡ đẻ. Nó được hòan thiện sao cho khi sử dụng không gây thương tích cho cả thai nhi lẫn người mẹ. Việc sử dụng kẹp sẽ do người đỡ đẻ quyết định, thường thường vào lúc mà người mẹ không thể tự mình „rặn“ con ra ngoài được. Lúc này đầu của thai nhi đã lọt khỏi cửa tử cung và vì thế cũng thể áp dụng biện pháp „mổ đẻ“ được nữa và đứa trẻ có nguy cơ bị ngạt do thiếu khí ô xy. Việc dùng kẹp này chỉ những người đỡ đẻ đầy kinh nghiệm mới được làm và người mẹ cũng không cần phải sợ hãi gì.

 

Dùng tay lấy hết nhau thai ra ngoài

Trong trường hợp nhau thai không tự tách và tuồn ra ngoài trong vòng 30 phút sau khi sinh con, hoặc trong trường hợp chảy máu quá nhiều, người đỡ đẻ sẽ tiến hành lấy nhau thai ra bằng tay. Việc này tiến hành khi người mẹ được gây mê tòan thân hoặc cục bộ, cũng không có gì đáng sợ cả.

 

KHÁM NGHIỆM CUỐI CÙNG CHO NGƯỜI MẸ

Ngay sau khi nhau thai đã ra hết, bác sĩ sẽ kiểm tra phần âm hộ. Sau đó ở những chỗ đã được gây tê sẽ tiến hành khám nghiệm, chẳng hạn như khâu lại những vết thương khi đẻ hoặc vết rách. Sau hai tiếng đồng hồ tại phòng đẻ, khi bác sĩ kiểm tra đi, kiểm tra lại tòan bộ tình trạng sức khỏe của bạn, bạn sẽ được chuyển qua phòng „sáu tuần“ để nằm.

 

KHÁM NGHIỆM CHO TRẺ SƠ SINH

Đầu tiên người đỡ đẻ sẽ cắt rốn cho trẻ sơ sinh và sau đó sẽ chuyển cho y tá nhi hoặc trợ lý của người đỡ đẻ.

Cô y tá sẽ đặt trẻ vào một giường nằm đặc biệt được sưởi ấm, chỗ này trẻ sơ sinh được „sấy khô“. Trường hợp cần thiết thì y tá còn hút nốt nước ối còn đọng trong mồm và mũi trẻ sơ sinh và xem xét chỗ cắt rốn. Chỗ cắt rốn này sẽ được dùng dây chun đã tẩy trùng để buộc hoặc dùng loại kẹp đặc biệt để nó không còn chảy máu nữa và nó rụng bớt đi, còn lại chiều dài khỏang 2 cm. Sau đó y tá lại nhỏ thuốc vào mắt trẻ để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra, cái có thể bị lây từ mẹ trong quá trình sinh đẻ. Trẻ sơ sinh ngay lập tức được đánh dấu bằng ba phương pháp cùng một lúc: 1) bằng con số buộc vào tay (bạn cũng nhận được con số này vào tay mình) 2) một băng đặc biệt để đánh dấu ở tay thứ hai và 3) cách đánh dấu thứ ba phụ thuộc vào thói quen của bệnh viện/nhà hộ sinh từng nơi – thường là treo thẻ đánh dấu, ở một số nơi họ ghi tên trẻ vào chân trẻ sơ sinh bằng một loại mực đặc biệt hoặc bằng bút fích lên da.

Khi trẻ sơ sinh được khám và đánh dấu, y tá cũng cân và đo chiều dài của bé. Đồng thời trẻ sơ sinh cũng được bác sĩ hay y tá đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể.

Sau đó cô y tá sẽ mang đứa bé đến cho bạn và giúp bạn trong lần đầu cho con bú. Cách đặt vị trí khi cho con bú rất quan trọng đối với bạn và cả cho trẻ sơ sinh. Bằng cách kích thích đầu vú chất hóc môn oxytocin sẽ vào máu, chất này sẽ giúp làm liền (co) tử cung lại, đồng thời làm giảm sự mất máu do đẻ. Đồng thời lần bú sữa đầu tiên của trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng để thành công khi cho con bú.